5 lỗi cần tránh khi thiết kế và bày trí thiết bị vệ sinh

Một phòng tắm đẹp, hiện đại, tiện nghi và sang trọng là mong muốn của nhiều gia đình, tuy nhiên nếu không tinh tế, thì trong khi thiết kế và bày trí thiết bị phòng tắm sẽ dễ mắc phải 5 sai lầm dưới đây khiến cho người sử dụng không hài lòng và thoải mái trong quá trình sử dụng phòng tắm. Đây là 5 lỗi cơ bản mà hiện nay vẫn còn rất nhiều gia đình mắc phải. Nếu gia đình bạn đang có ý định làm phòng vệ sinh mới và chọn mua các thiết bị vệ sinh thì hãy xem để tránh mắc phải nhé, với những gia đình đã và đang sử dụng cũng cần tham khảo để biết liệu phòng tắm nhà mình đã hợp lý hay chưa.

1. Ưu tiên vẻ đẹp thẩm mỹ hơn sự thực dụng

Không có ai lại không muốn có mtt phòng tắm với nhữgg thiết bị vệ sinh thật đẹp nhưng khi chọn mua thiết bị vệ sinh cho phòng tắm nếu chỉ quan tâm đến vẻ đẹp bên ngoài, đến vẻ đẹp của sản phẩm mà quên mất hoặc xem nhẹ tính thực dụng của nó thì bạn sẽ là người nhận "hậu quả".
Ưu tiên vẻ đẹp thẩm mỹ hơn sự thực dụng

Hiện nay, phòng tắm đã trở thành một khu vực quan trọng trong nhà, và chúng ta có thể dễ dàng thấy được các thiết bị vệ sinh trên thị trường cũng đa dạng và phong phú về chủng loại sản phẩm cũng như hiện đại hơn, sang trọng hơn về kiểu dáng thiết kế để đáp ứng nhu cầu. Chính vì vậy mà việc chọn thiết bị vệ sinh có tính thẩm mỹ cao không hề khó, vấn đề quan trọng là bạn phải bày trí các thiết bị vệ sinh này và thiết kế thêm những phần cần thiết để sử dụng chúng được thuận lợi nhất.

Hãy luôn để nghĩ rằng "phòng tắm là nơi cần tính thực dụng cao nhất trong nhà" trong đầu và nhắc nhở người thiết kế nhé. Có thể thiết kế thêm những tủ đồ ở phía sau các thiết bị vệ sinh như gương hay chậu rửa mặt giúp phòng tắm trông gọn gàng hơn nhưng hãy biết "nhìn xa trông rộng" vì khi bạn cần dùng nhiều đồ dùng mỗi lần tắm gội thì việc mở tủ ra vào nhiều lần lại gây bất tiện, vì vậy hãy cân nhắc cả trước và sau khi sử dụng để có sự bày trí tối ưu nhất.

2. Cố nhồi nhét thật nhiều thiết bị vệ sinh, đồ dùng, vật dụng

Không phải phòng tắm hiện đại là bắt buộc phải có tất tần tật các thiết bị vệ sinh mà chỉ cần đủ để sử dụng mà thôi. Không nên "thể hiện mình" bằng việc cố nhồi nhét các thiết bị vệ sinh, đồ dùng hay vật dụng cho phòng tắm trong khi có thể là không dùng đến.
Cố nhồi nhét thật nhiều thiết bị vệ sinh, đồ dùng, vật dụng

Nếu cố nhồi nhét các thiết bị vệ sinh không cần thiết hoặc hiếm khi sử dụng đến hay để quá nhiều các đồ dùng và dụng cụ đến khi sử dụng phòng tắm bạn sẽ hối hận vì nó chiếm quá nhiều không gian, việc đi lại sử dụng các thiết bị vệ sinh trong phòng tắm sẽ không được thuận tiện.

Chẳng hạn như bồn tắm, không phải phòng tắm nào cũng có thể lắp đặt bồn tắm và không phải gia đình nào cũng sử dụng bồn tắm thường xuyên. Nếu bạn cứ cố lắp đặt bồn tắm cho phòng tắm thì tự nhiên lại mất thêm thời gian dọn dẹp, vệ sinh mặc dù không dùng đến hoặc khiến phòng tắm chật hơn vì bồn tắm thường có kích thước khá lớn. Chắc hẳn không ai muốn dùng một phòng tắm mà đứng hay đi lại cũng không thấy thoải mái

3. Sử dụng vật liệu ốp lát, thiết bị vệ sinh khó lau chùi


Sử dụng vật liệu ốp lát, thiết bị vệ sinh khó lau chùi

Việc vệ sinh phòng tắm hay cọ rửa các thiết bị vệ sinh là một việc khiến các chị em không mấy thoải mái nhất là khi tường, nền phòng tắm và các thiết bị vệ sinh rất khó lau chùi, vệ sinh, cọ rửa. Phòng tắm là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước nên không gian luôn ẩm ướt và dễ bị ám mùi hôi. Để việc vệ sinh phòng tắm được đơn giản, cọ rửa các thiết bị vệ sinh được nhẹ nhàng và đảm bảo hiệu quả sạch thì tường, nền nhà tắm nên chọn các loại gạch dễ lau hùi hoặc rửa, với các thiết bị phòng tắm như bồn cầu, chậu rửa mặt hay bồn tắm thì cần chọn các sản phẩm bằng chất liệu men sứ hay nhựa cao cấp, dễ lau chùi và chống trầy xước.

4. Hệ thống thông gió kém

Đây là một sai lầm cơ bản mà rất nhiều gia đình hiện nay không biết và mắc phải. Thường thì các gia đình thường bố trí phòng tắm ở khu vực khuất và bí bức và thường cũng chỉ lắp đặt thêm quạt gió để cho có mà không chú ý tới việc tạo thêm hệ thống thông gió khiến phòng tắm càng ngột ngạt hơn. Khi thiết kế phòng tắm, bạn nên nhờ kiến trúc sư tư vấn về hệ thống thông gió cho phòng tắm để phòng bớt mùi hôi và các mùi hôi cũng được thoát ra ngoài nhanh chóng hơn. Nếu phòng tắm đã hoàn thiện mà chưa có hệ thống thông gió bạn có thể cải thiện bằng cách bật quạt thông gió thường xuyên hoặc thêm các loại nước xịt phòng, tinh dầu có hương thơm dịu nhẹ.

5. Thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng không phù hợp

Theo nghiên cứu phong thủy, phòng tắm là nơi chứa nhiều tà khí vì vậy cần thiết phải có sáng đặc biệt là ánh sáng mặt trời tự nhiên. Nếu phòng không có cửa sổ, bạn cần bố trí ít nhất hai nguồn sáng: đèn trần và đèn ở rọi treo ở gương. Cần hạn chế tối đa bố trí một chiếc đèn duy nhất trên trần nhà khiến bạn không thể vệ sinh sạch sẽ răng miệng, khuôn mặt. Nếu có thể bạn nên thiết kế một cửa sổ cho phòng tắm thêm nguồn sáng.

 Thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng không phù hợp


Đây là 5 sai lầm mà nhiều gia đình hiện nay đang mắc phải trong quá trình thiết kế phòng tắm cũng như bày trí các thiết bị phòng tắm. Nếu muốn có một phòng tắm hiện đại, sang trọng và tiện nghi, một phòng tắm đẹp và mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất cho người sử dụng thì các gia đình nên tránh ít nhất 5 lỗi kể trên nhé.

Nếu gia đình nào đang thiết kế phòng tắm và cần tư vấn chọn mua thiết bị vệ sinh để hoàn thiện quá trình lắp đặt và đi vào sử dụng một cách hiệu quả nhất, hãy liên hệ ngay đến đại lý phân phối thiết bị vệ sinh chính hãng SEABIG qua số hotline 0966 814 388 hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ số 391 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân Hà Nội để được hỗ trợ nhanh nhất, đảm bảo nhất.

SHARE

Kết nối

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét